Nghề dệt chiếu Hoài Nhơn
Văn hóa Bình Định

Nét văn hóa làng nghề truyền thống lâu đời chiếu cói Hoài Nhơn

Bình Định không chỉ mang lại hình ảnh du lịch của những cơn sóng biển mát mẻ của vùng biển Quy Nhơn. Nơi đây còn gợi nhắc những giá trị truyền thống lâu đời của người dân đất võ.

Về Bình Định, du khách không thể quên ghé thăm làng nghề truyền thống đã có từ hơn 200 năm. Nghề dệt chiếu cói Hoài Nhơn là niềm tự hào, là vẻ đẹp văn hóa lâu năm được người dân Bình Định tự hào mỗi khi nhắc đến quê hương của mình.

1. Sự dày công đợi chờ thu hoạch cói dệt chiếu

Để tạo nên những chiếc chiếu cói là giấc ngủ ngon cho hàng vạn tấm lưng, người dân Bình Định tỉ mỉ trong quy trình thu hoạch cói, đợi chờ đến khi những sợi cói “chín mùa” thì mới thu hoạch. Thường người làm nghề dệt cói sẽ thu hoạch theo 02 mùa chính là gồm mùa cói từ tháng 03 cho đến tháng 04 và từ tháng 07 cho đến tháng 09. Vào hai mùa này, mùi hướng của cánh đồng cói tỏa ra cái mùi chín thơm đến mát cả người. Đi băng qua những cánh đồng, hàng cói thổi gió mát quyện trong tiết trời nóng oi mùa hè Bình Định, xua nhẹ đi từng đợt nắng gắt.

Vẻ đẹp thơ khi thu hoạch cói của người dân Bình Định _ Ảnh: Tổng hợp

2. Tỉ mỉ màu nhuộm từng bó cói chiếu

Sau khi thu hoạch thì người làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn sẽ rửa sạch các bụi bám trên các sợi cói và chia thành các sợi nhuộm và không nhuộm thuận lợi trong qua trình tạo nên các họa tiết chiếu cói.

Các bó cói sau khi được phân tách ra các nhóm nhuộm thì sẽ được “mặc” lên một màu áo mới và sẽ mang đi dệt thủ công để cho ra các loại chiếu coi với các họa tiết hoa văn khác nhau. Qúa trình nhuộm và dệt thủ công chiếu cói được người dân làng nghề chú ý chi tiết và cẩn thận để không ảnh hưởng đến thành quả sau cùng của các loại chiếu cói đến tay người sử dụng.

Người dân Hoài Nhơn Bình Định khéo léo trong khâu xử lý màu nhuộm chiếu cói – Ảnh: Internet

3. Ấn tượng từ các họa tiết chiếu cói

Từng những lần tỉ mỉ trong khâu thêu dệt lên các màu chiếu cói, người dân làng nghề dệt chiếu cói Bình Định còn khéo léo khi tạo nên hoa văn, họa tiết của chiếu cói, đặc biệt là các họa tiết về long phụng, hay các họa tiết về chợ hoa, văn hóa ngày xưa. Chiếu cói như là đồ vật không thể thiếu trong giấc ngủ ngon của người dân Việt Nam từ thuở xưa cho đến nay. Dọc theo con đường cánh đồng cói, chứng kiến thấy những sợi cói đơn sơ nay thêu dệt nên những họa tiết đầy sự kỳ công khiến không ít du khách tò mò về nghề dệt chiếu cói của người dân Bình Định.

4. Gìn giữ và phát triển nghề dệt chiếu cói Hoài Nhơn

Trong thời kì công nghệ số đang ngày càng lên ngôi, máy móc đang dần thay thế con người, gìn giữ giá trị làng nghề dệt chiếu cói của người dân Bình Định đang được ưu tiên hơn bao giờ hết. Theo số liệu thống kê thì bình quân giá bán chiếu cói trên thị trường hiện nay dao động từ 80.000 VNĐ – 150.000 VNĐ tùy theo mẫu hoa văn hay các sợi cói độ dày của sợi cói.

Gìn giữ và phát triển mạnh mẽ làng nghề dệt cói chính là gìn giữ tinh hoa văn hóa làng nghề dân tộc Việt Nam nói chung và văn hóa Bình Định nói riêng.

Cần gìn giữ phát huy giá trị của chiếu cói của làng nghề truyền thống chiếu cói Hoài Nhơn – Ảnh: Internet

Kết luận

Làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung và làng nghề văn hóa Bình Định nói riêng đang giữ nét tinh hoa văn hóa dân tộc một cách tốt nhất, về Bình Định không chỉ ghé ngang thưởng ngoạn tiết trời vùng biển Quy Nhơn, Bình Định mà còn là ghé tham quan trải nghiêm văn hóa lâu đời của miền đất võ cổ truyền lâu năm.

Bài viết tham khảo:

Hi, I’m Oanh Kieu