Văn hóa Bình Định

Hành trình khám phá vẻ đẹp huyền bí Tháp Chăm Bình Định

Nhắc đến Bình Định ta nhớ ngay đến quê hương của đất võ miền Trung. Nổi tiếng trong lòng hầu hết các du khách với các thế võ điêu nghệ, làm nên tên tuổi hào hùng của các anh hùng lịch sử. Bình Định thu hút du khách bởi vẻ đẹp bí ẩn trong kiến trúc xây dựng của tháp mang âm hưởng Chămpa tồn tại lâu đời đến tận hôm nay.

Dạo quanh khám phá bề dày lịch sử và câu chuyện của các Tháp Chăm trên miền đất võ Bình Định.

Tháp Đôi – Vẻ đẹp cổ kính ngàn năm Bình Định

Là ngọn tháp được xem là biểu tượng kiến trúc của người Chămpa, tồn tại từ niên đại thế kỷ từ thế kỷ XII – XIII, ngọn Tháp Đôi gồm hai tháp nằm cạnh nhau với chiều cao hai tháp chênh nhau 2m tựa như một cặp đôi đang yêu. Nơi đây còn gọi là biểu tượng minh chứng tình yêu của các cặp đôi bởi hình ảnh ngọn tháp tựa như người chồng bảo vệ cho người vợ.

Được xây dựng bằng chất liệu đặc biệt giúp bảo vệ tác động thời tiết hạn chế ảnh hưởng lên bề mặt kiến trúc, nghệ thuật xây dựng của người Chămpa luôn là nghệ thuật chạm đến tuyệt kỹ kiến trúc với lối thiết kế và xây dựng độc đáo, trường tồn lâu dài. Khuôn viên tòa Tháp Đôi rộng lên đến 6.000 m2 , xung quanh tòa Tháp Đôi gồm nhiều tháp nhỏ khác du khách khám phá vẻ đẹp bí ẩn cổ kính tại ngôi tháp này.

Vẻ đẹp huyền bí và cổ kính Tháp Đôi Bình Định (Nguồn: @internet)

Khám phá kiến trúc bên trong của Tháp Đôi, du khách khám phá thêm kết cấu cấu tạo nên một khung trời rộng lớn mang hình ảnh của hai vị thần Shiva và Shakti với ý nghĩa là sự âm dương kết hợp giao thoa với nhau, tạo nên lại một vũ trụ rộng lớn. Vào sâu hơn nữa, du khách sẽ không khỏi thích thú trước các kiến trúc chạm khắc tinh tế của người Chămpa, gợi nhớ thời văn minh cổ đại hàng ngàn năm trước. Nghệ thuật điêu khắc của người Chămpa đã thu hút một lượng lớn khách du lịch tề tựu về đây khám phá di tích thời cổ này.

Biểu tượng tình yêu ngon tháp cổ của người Chămpa tại Quy Nhơn – Khánh Hòa được công nhận là một trong các ngon tháp đẹp nhất tháp cổ đại năm 2014 được lựa chọn bởi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Hội kỷ lục gia Việt Nam.

  • Địa chỉ tham quan Tháp Đôi: Trần Phú, Quy Nhơn, Bình Định

Tháp Ngà – Biểu tượng sự mạnh mẽ ba tòa tháp Bình Định

Nằm trong thiết kế nghệ thuật tháp đỉnh cao mang âm hưởng cổ đại của người Chămpa, Tháp Ngà hay còn có tên gọi quen thuộc là Tháp Dương Long được biết đến vào thế kỷ XII -XIII. Đây là một trong những ngọn tháp thuộc vào top các ngọn tháp lâu đời của người dân Chămpa.

Tháp Dương Long ghi dấu ấn du khách lần đầu đặt chân đến đây bởi vẻ đẹp ban ngọn tháp đơn kề cạnh bên nhau. Mang hình dáng cao to, nhọn dần ở đỉnh và tạo nên góc vuông với mặt đất, Tháp Dương Long vững chải trải qua các yếu tố tự nhiên không gây ảnh hưởng quá nhiều đến kiến trúc của tháp, tạo được sự bí ẩn, cổ kính khi du khách tham quan nơi đây.

Phần điêu khắc, chạm khắc của người Chămpa đối với tòa tháp này là sự cộng hưởng tinh tế khắc họa một nền văn minh vào trong khoảng thế kỷ XII – XIII. Một số ý kiến nhận xét về hình dáng điêu khắc, cấu tạo của người Chămpa tại ngôi tháp này mang phong cách nghệ thuật của người Khmer, vì thế nhìn tổng quan tòa tháp bạn sẽ cảm nhận đâu đó kiến trúc và chạm khắc tại tháp Dương Long ánh lên nghệ thuật điêu khắc của người Khmer, đó chính là sự giao thoa văn hóa điêu khắc của văn hóa người Chămpa và người Khmer.

Tháp Dương Long ngàn năm tuổi Bình Định (Nguồn: @internet)

Với ba ngôi tháp đơn nằm cạnh nhau, Tháp Dương Long của người Chămpa thờ mỗi một vị thần trong từng ngọn tháp gồm vị thần Brahma trong ngọn tháp hướng về phía Bắc, thần Shiva tháp ở giữa và thần Vishnu ở tháp hướng phía Nam. Đây là ba vị thần tối cao trong văn hóa của người đạo Ấn Độ Giáo, người Chămpa thờ tự ba vị thần này với mong muốn thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng thờ kính cho ba vị thần cao nhất của Ấn Độ Giáo.

Địa chỉ: Tây Sơn, Bình Định

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, nét kỳ bí Tháp Bánh Ít, Bình Định đất võ còn có thêm Tháp Dương Long và Tháp Đôi huyền thoại lịch sử thành công thu hút bao bước chân, sự tò mò về vẻ đẹp lâu đời của hai tòa tháp tồn tại đến ngày nay.

Bài viết tham khảo:

Hi, I’m Oanh Kieu