Tré Huế và tré Bình Định
Ẩm thực Bình Định

Phân biệt tré Bình Định và tré Huế cực đơn giản

Bên cạnh sự nổi tiếng với các điểm du lịch tại Quy Nhơn, Bình Định còn là vùng đất “gìn giữ” trái tim của những người xa xứ và du khách bằng những đặc sản độc đáo. Món tré không chỉ gây ấn tượng với cái tên độc đáo mà còn bởi cách đóng gói tinh tế trong nắm rơm khô, tạo nên sức hút đặc biệt khi người ta bước qua những con đường tràn ngập hương vị của món ăn này.

Cùng XSBDI khám phá tré Bình Định và tré Huế khác nhau như thế nào nhé!

1. Tré Bình Định

Tré Bình Định là một món ăn độc lạ thú vị trong nền ẩm thực Việt Nam xưa nay. Tré Bình Định được chế biến chủ yếu là thịt ở phần đầu heo và thịt ba chỉ theo một tỉ lệ nhất định. Khi thưởng thức có phần sựt sựt, đó chính là phần tai heo, tạo nên cảm giác đặc biệt khi nhai.

Tré Bình Định được chú ý bởi sự độc đáo về hình dáng ngoại hình của nó, trông như bó chổi. Tuy sở hữu vẻ ngoài thô kệch nhưng đây là sự sáng tạo của người dân làng nghề khi lên men cho tré bằng rơm bó lại. Ở một vài nơi, họ thường treo tré rơm thành chùm để ở bên ngoài, vừa trang trí vừa trưng bày đẹp mắt.

Trong quá trình làm tré, ngoài thịt heo, các nguyên liệu khác như riềng, thính, tỏi, mè, và tiêu ớt cũng được kết hợp, tạo nên một hương vị đặc trưng đọng lại trên đầu lưỡi. Mỗi thành phần đều đóng góp vào vị ngon riêng biệt của tré.

Tré Bình Định thường gói bằng rơm để làm chín – Ảnh: Tổng hợp

Để tré có độ giòn sựt, bí quyết quan trọng là trần thịt qua nước sôi, sau đó ngâm trong nước lạnh. Phương pháp này, phổ biến trong nhiều món ăn, giúp thịt trở nên ngon miệng và giữ được độ giòn. Sau khi hoàn thành các bước làm tré, người dân thường bó lại món ăn bằng rơm. Thời gian lên men khoảng 2-3 ngày, tạo nên sự hòa quyện tự nhiên của các gia vị trong tré.

Ngoài tré truyền thống, giới trẻ hiện nay còn yêu thích món tré trộn, với sự sáng tạo độc đáo khi thêm các thành phần như cóc non, nước mắm, rau thơm, dưa leo, tùy thuộc vào khẩu vị và sự sáng tạo của mỗi người. Khi dùng trong bữa nhậu, món tré trộn trở thành một đặc sản “một không hai” không chỉ về hương vị mà còn về sự độc đáo và phong cách.

2. Tré Huế

Tré Huế Cố Đô, mặc dù không kém cạnh Tré Bình Định, lại sở hữu nhiều đặc điểm tương đồng từ nguyên liệu đến gia vị. Đặc biệt, không chỉ tré, mà còn có sự đồng điệu trong hương vị của Nem và Chả ở cả Huế và Bình Định. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng mỗi địa phương vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng riêng biệt, không thể nhầm lẫn.

Điều này làm nổi bật sự đa dạng và sự sáng tạo trong ẩm thực Việt Nam, khi mỗi địa phương có cách chế biến và sử dụng gia vị khác nhau, tạo nên những trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho du khách và người yêu thực phẩm.

Còn tré Huế sẽ gói trong lá chuối khi và bên trong có cả lá ổi – Ảnh: Tổng hợp

Để tạo nên Tré Huế, người làm cần chuẩn bị các nguyên liệu như thịt ba chỉ, tai heo, mui heo, thính, mè, cùng với gia vị như riềng, tỏi, ớt, tiêu, nước mắm… Sau khi làm sạch, thịt cần được luộc chín và trụng qua nước lạnh để giữ được độ giòn. Củ riềng sau đó được thái thành sợi, đặc biệt là càng nhỏ thì hương vị của tré sẽ càng ngon và dễ thấm đều trong thịt heo.

Để tré có hương vị đặc trưng, việc ủ men là quan trọng. Thời gian ủ men có thể thay đổi tùy vào khẩu vị cá nhân, có người ủ men lâu để tré trở nên chua hơn, trong khi người khác có thể chọn cách ủ men trong khoảng 1-2 ngày để có một tré vừa đủ ngon và giữ được độ tươi mới.

3. Tré Huế và tré Bình Định khác nhau như thế nào?

Tré Bình Định thường sẽ bọc bằng rơm trong khi đó tré Huế gói trong lớp lá chuối và cố định bằng dây thun màu vàng đặc trưng. Tùy vào hương vị thưởng thức của mỗi người có sẽ đánh giá khác nhau về món tré nào ngon hơn. Tré Bình Định mang vị thơm, mặn màu đậm hơn so với tré Huế, còn riêng với tré Huế thì có màu nhạt hơn so với tré Bình Định nên khi thưởng thức chung cùng với món ăn khác thì cần nêm nếm thêm gia vị cho đậm đà hơn.

Dù là món tré nào đi chăng nữa cũng đều để lại hương vị đặc biệt, nếu đã từng ghé đến Huế hay Bình Định thì đừng quên bỏ qua thước món ăn này nhé.

Bài viết tham khảo:

Hi, I’m Oanh Kieu